Các thuật ngữ thường gặp khi muốn kiếm tiền với Affiliate Marketing

Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật,… hình thức đã bắt đầu từ những năm 90 và phát triển rất mạnh mẽ. Trong khi đó, ở Việt Nam, do cơ sở hạ tầng internet cũng như giới hạn về các hình thức thanh toán nên hình thức này mới chỉ bắt đầu cách đây 2 năm và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bạn còn chần chờ gì mà không tham gia kiếm tiền online với hình thức Affiliate này. Nếu bạn có tư duy tốt và kiên trì, cố gắng hành động, không ít thì nhiều bạn sẽ có thành quả.

Các thường gặp khi kiếm tiền với Affiliate

Nhằm giúp cho các bạn “Newbie” dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về Affiliate Marketing. Trong bài viết này mình sẽ nêu ra các khái niệm về một số thuật ngữ thường gặp mà bạn có thể gặp trong quá trình tìm hiểu và thực hành.

Trong bài viết này mình sẽ không giải thích thuật ngữ Affiliate Marketing nữa, nếu bạn chưa biết về Affiliate Marketing, hãy tìm hiểu tại đây:

Publishers (Affiliates)

Theo google dịch thì Publishers nghĩa là các nhà xuất bản. Đây là những người giống như mình và bạn. Chúng ta sẽ vận dụng hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) để quảng bá các sản phẩm dịch vụ của người khác để nhận hoa hồng. Mục đích chính của Publishers là kiếm tiền và kiếm tiền online.

nhà xuất bản – publisher

Việc của các Publisher là là tìm kiếm những chương trình Affiliate phù hợp, xin tham gia quảng bá cho các sản phẩm và dịch vụ mà các chương trình cung cấp. Sau đó quảng bá sản phẩm để nhận được hoa hồng.

Private Affiliate Program

Một số công ty, doanh nghiệp lớn có điều kiện phát triển triển hệ thống hỗ trợ Affiliate riêng. Họ có bộ phận nhân sự bên mảng Affiliate này nên sẽ tự mở chương trình Affiliate riêng. Chương trình này được gọi là Private Affiliate Program. Chương trình này không cần thông qua các network, bạn làm việc trực tiếp với họ.

Tuy nhiên, nếu mới tìm hiểu và tham gia hình thức kiếm tiền với Affiliate này, bạn nên làm việc với các Affiliate Network thì hơn.

Affiliate link

Khi bạn đăng ký làm Publisher thông qua network, để quảng bá các sản phẩm họ cung cấp, bạn sẽ được cung cấp các link, banner riêng của bạn. Đây được gọi chung là link Affiliate. Khi khách hàng click vào link hay banner của bạn họ sẽ được chuyển đến trang cuối của nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ. Khi người dùng thực hiện các hành động như mua hàng, đăng ký, điền form, khảo sát… tùy thuộc vào nhà quảng cáo thì những hành động nhất định này sẽ được tính và mang lại hoa hồng cho bạn.

Ví dụ như nhà quảng cáo (Advertiser) yêu cầu khách hàng phải mua sản phẩm thì bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng mua các sản phẩm thông qua link affiliate của bạn.

Affiliate Manager

Nhiều Network có các nhân viên chuyên support cho các Publisher về thông tin các sản phẩm, dịch vụ, các vấn đề về tài khoản, thanh toán và trả lời những vấn đề liên quan đến việc làm Affiliate cho Network đó. Những người này được gọi là Affiliate Manager.

Những Affiliate Manager này sẽ giúp bạn nhiều thứ: đưa ra danh sách các chiến dịch và sản phẩm phù hợp với website của bạn, đưa ra danh sách “key” tiềm năng, gợi ý các hình thức quảng bá mang lại lợi nhuận cao dựa theo thống kê, gợi ý cho các bạn những công cụ hữu ích khi làm Affiliate Marketing.

Commission

Commission là khoản tiền hoa hồng bạn nhận được khi có khách hàng hoàn thành các nhiệm vụ mà nhà quảng cáo đưa ra thông qua link Affiliate của bạn. Khoản hoa hồng này không cố định, có thể được tính theo một mức cụ thể nào đó hoặc % giá trị đơn hàng…

Mức hoa hồng ở Việt Nam thường dao động từ vài nghìn cho đến hàng trăm nghìn, thậm chí có thể lên đến vài triệu đồng cho mỗi chuyển đổi hoàn thành của khách hàng. Và tất nhiên hoa hồng càng cao thì độ khó của chuyển đổi cũng càng tăng theo.

Khi bạn đi tìm các chiến dịch và sản phẩm để quảng bá, Network sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về đơn hàng và mức hoa hồng cho mỗi chuyển đổi thành công đó. Ví dụ ở dưới đây là chiến dịch bán đồng hồ, bạn sẽ nhận 15,25% cho mỗi sản phẩm bán ra, nếu khách hàng thông qua link Affiliate của bạn mà mua đồng hồ trị giá 10 triệu thì bạn nhận 1.525.000 vnđ


Bạn sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi chuyển đổi thành công

Physical Product

Physical Product – sản phẩm vật lý, là những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống đời thật hàng ngày như: xe máy, tủ lạnh, tivi, quần áo… Mức hoa hồng cho các sản phẩm vật lý thường dao động từ 3 -15% thậm chí có những chiến dịch lên tới 20 – 30%. giá trị của sản phẩm đó, nhưng trường hợp này rất hiếm.

Tuy có mức hoa hồng ít nhưng các sản phẩm vật lý thường là nhu cầu tất yếu và sức mua là cực lớn và mang tính chất quanh năm. Vì vậy, hoa hồng ít nhưng bạn có thể lấy số lượng bù lại và mang cho bạn thu nhập quanh năm. Hình thức Affiliate Marketing này nổi tiếng với Amazon, và Affiliate ở Việt Nam vẫn chủ yếu là hình thức này.

Physical Product

Physical Product – là các sản phẩm số, là những sản phẩm có thể sử dụng trên máy tính và không gian mạng nhằm tới nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là kinh doanh, học tập và máy tính… Ví dụ các sản phẩm số như các tài liệu, sách, các khóa học online, các ebook…

Những sản phẩm này chỉ cần tạo ra một lần và có thể bán cho rất nhiều người. Do đó nên hoa hồng cho các sản phẩm số sẽ rất cao, thường trên 30%, có những chiến dịch đặc biệt có thể lên tới 100%.

Promote Method

Promote Method – hình thức quảng bá sản phẩm. Trên không gian internet rộng lớn, có rất nhiều phương tiện và cách thức để bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng như các mạng xã hội (Facebook, Twitter…), quảng cáo qua Google, qua các network CPM…

Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ thì bạn nên chọn cách thức quảng bá phù hợp. Ví dụ các sản phẩm vật lý có hoa hồng thấp bạn nên chọn các hình thức tốn ít chi phí (hiệu quả nhất là SEO). Còn những sản phẩm có mức hoa hồng cao thì bạn nên lựa chọn những hình thức quảng bá để tối ưu chi phí, miễn có lời là được.

Payment Method

Payment Method – phương thức thanh toán mà các Network Affliate sẽ thanh toán cho bạn. Bao gồm thời gian thanh toán, nhận thanh toán qua các cổng nào. Các Network ở nước ngoài chủ yếu thông qua các cổng như: Paypal, Payooner, Bank hoặc có thể gửi check về tận nhà cho bạn (nhưng thời gian lâu)

Coupon

Coupon – mã giảm giá, nhiều nhà quảng cáo cung cấp những mã giảm giá cho Publisher để cho họ có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Tùy vào chương trình Affliate, mã giảm giá có thể gắn với link Affiliate của bạn. Có nghĩa khi người mua hàng thông qua link của bạn, họ sẽ được giảm giá một khoản tiền nào đó. Hoặc mã giảm giá có thể riêng biệt, lúc quảng bá bạn chỉ cần bảo khách hàng nhập mã mà nhà quảng cáo đưa ra thì sẽ được chiết khấu một khoản nào đó với số tiền cụ thể.

Landing Pages/ Sale Pages

Là trang web được tạo ra chỉ nhằm mục đích bán hàng, mọi link Affiliate sẽ đổ về đây. Có nghĩa là khách hàng truy cập vào link Affiliate của bạn hay người khác thì đều về trang bán hàng. Một số công ty sẽ thử nghiệm A/B testing cho trang bán hàng. Vì vậy có lúc link Affiliate sẽ trỏ đến một trang bán hàng A, có lúc lại trang B.

Custom coupon

Những Publisher giỏi sẽ được nhà quảng cáo cung cấp những mã giảm giá đặc biệt chỉ dành cho Publisher đó. Những mã giảm giá này có thể mang lại những ưu đãi tốt hơn cho khác hàng của Publisher đó, hoặc có thể mang đến thương hiệu cho họ.

Link cloaking

Các Network sẽ cung cấp cho bạn một link riêng biệt để quảng bá. Vì vậy những link này thường nhìn rất loằng ngoằng và không chuyên nghiệp. Vì thế nếu bạn muốn đường link ngắn gọn và chuyên nghiệp hơn thì nên sử dụng hình thức rút gọn link theo tền miền của bạn, cách thức này gọi là Cloaking.

Cookie

Chắc hẳn bạn đã hiểu cookie trên trình duyệt, đây là tệp của các chương trình Affiliate tạo ra nhằm lưu thông tin duyệt website của khách hàng. Ví dụ khách hàng click vào link Affiliate của bạn, nhưng lúc đó chưa mua hàng, hôm sau họ vào lại trang đó bằng đúng máy tính và trình duyệt đã bấm vào link Affiliate đó, khi này khách hàng mua sản phẩm thì hoa hồng vẫn được tính cho bạn. Thời gian lưu Cookie phụ thuộc vào các Network, thường từ 30 – 60 ngày.

Cookie Stuffing

Đây là thủ thuật gian lận Cookie, khi khách hàng truy cập website của bạn, Affiliate link sẽ tự động chạy luôn để lưu Cookie vào máy khách hàng mà họ không cần bấm vào các link Affiliate đó. Các Affliate link sẽ tự động chạy trên một Popup nhỏ hoặc load ngầm rồi tự tắt trong thời gian rất ngắn.

Mục đích của thủ thuật này là khi khách hàng vào thẳng trang chủ mua hàng mà không thông qua Affiliate link của bạn thì hoa hồng vẫn sẽ tính cho bạn ( vì máy tính khách hàng đã lưu Cookie Link Affiliate của bạn)

Hầu hết các Nework đều có những thuật toán chống gian lận Cookie Stuffing này. Nếu họ phát hiện bạn làm việc này thì tài khoản của bạn có thể bị cấm và không thanh toán.

Last click

Hầu hết các Network Affiliate hiện nay đều thực hiện theo cơ chế Last Click này. Có nghĩa là một khách hàng click vào Affiliate link của bạn, nhưng không mua hàng, sau một vài ngày họ lại click vào link của người khác, lần này họ tiến hành mua hàng thì hoa hồng sẽ được tính cho người khác đó. Tức là hoa hồng sẽ tính cho Affiliate link mà khách hàng bấm sau cùng, Cookie mới sẽ lưu đè lên Cookie cũ.

CPA (Cost Per Action)

Là hình thức tính hoa hồng dựa trên các hàng động nhất định của khách hàng. CPA là cách nói tổng quan về hình thức kiếm tiền với Affliate, các hoạt động có thể là mua hàng, điền form, khảo sát…

Tùy vào độ khó của hàng động mà mức hoa hồng có thể thấp hay cao. Ví dụ đăng ký (CPL) là việc đơn giản và dễ dàng xảy ra chuyển đổi thì hoa hồng sẽ thấp. Còn mua hàng (PPS) là hành động khó hơn nên hoa hồng sẽ cao.

Pay Per Sale (PPS)

Các Network sẽ trả tiền cho bạn mỗi khi có khác hàng mua sản phẩm hay dịch vụ thành công qua link Affiliate của bạn. Ở hình thức này khách hàng phải thanh toán thành công thì bạn mới có thể nhận được các khoản hoa hồng.

Cost Per Lead (CPL)

Các Network sẽ trả hoa hồng cho bạn mõi khi khách hàng điền thông tin cá nhân qua link Affiliate của bạn. Khách hàng thường phải điền các thông tin như: họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ… Các công ty tư vấn, tiếp thị sản phẩm thường cần những thông tin này để tiếp thị đến khách hàng. Thông tin hợp lệ thì bạn mới được nhận hoa hồng.

Earn Per Click (EPC)

Đây là chỉ số mà hầu hết các Network đều thống kê và hiện thị cho bạn. Hệ thống sẽ tính xem trung bình với một click của khách hàng thì Publisher nhận được bao nhiêu tiền.

Conversion Rate

Đây là tỉ lệ chuyển đổi, được tính theo đơn vị %. Ví dụ đơn giản là có 100 click vào Affiliate Link của bạn, trong đó có 10 khách hàng hoàn thành hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu thì Conversion Rate là 10%. Chú ý đây là CR trong lĩnh vực Affiliate Marketing, nó sẽ chỉ tính cho Affiliate Link của bạn chứ không phải cho cả website của bạn.

Advertising Network (Ads network): bạn có thể tìm hiểu tại Đây

Search Network

Đây là hình thức quảng cáo của các công cụ tìm kiếm. Ví dụ khi bạn tìm kiếm với một từ khóa Affiliate Marketing trên Google, các quảng cáo sẽ được hiện ra và đứng ở top đầu của trang kết quả tìm kiếm


Các quảng cáo được phân biệt bằng chữ QC trước tên miền

Display Network

Là hình thức quảng cáo thông quan những blog/website khác. Có nghĩa là các nhà quảng cáo liên hệ với các chủ blog/website, ứng dụng… và đặt các quảng cáo của họ lên đó. Quảng cáo hiện thị phổ biết nhất là Facebook Ads và Google Display Network (GDN).


Quảng cáo của Google ở khung màu xanh

Bid

Thuật ngữ chỉ giá thầu khi chạy quảng cáo. Đây là số tiền tối đa mà bạn phải trả cho một Click hoặc cho 1000 lượt hiển thị. Bid có hai dạng phổ biến là CPC và CPM.

– Bid theo CPC (Cost Per Click): đây là số tiền mà bạn phải trả cho 1 click từ khách hàng khi tiến hành chạy quảng cáo.

– Bid theo CPM (Cost Per Thousand Imperssions): là số tiền bạn phải trả cho 1000 lần hiển thị quảng cáo.

SEO (search engine optimization): bạn có thể tìm hiểu thêm tại Đây

Content Marketing

Là hình thức Marketing thông qua nội dung. Khi khách hàng tìm hiểu thông tin bạn viết ra (đánh giá, nhận định, trải nghiệm…), thấy hay, thấy hợp lý thì tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn. Đây là hình thức bạn có thể xây dựng lòng tin từ khách hàng.

Nếu bạn có thể tạo ra nội dung hay hơn, tốt hơn, cuốn hút hơn đối thủ thì cho dù bạn có chậm chân hơn, thì bạn vẫn nắm giữ nhiều lợi thế. Ví dụ Google sẽ đánh giá Website của bạn cao hơn và đưa lên top đầu trong kết quả tìm kiếm nhờ vào các hành vi của khách hàng trên website của bạn.

Hosting – Domain: bạn có thể tìm hiểu ở chuyên mục Hosting – Domain

Còn một số thuật ngữ khác nữa mà hiện tại mình chưa nhớ ra. Các thuật ngữ này mình sẽ cập nhật sau.c

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *